Bất động sản Hồ Chí Minh



[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Đại biểu Quốc hội, TS Trần Du Lịch nhận định: Với con số hơn 4.200 doanh nghiệp kinh doanh BÐS cho thấy điều kiện kinh doanh BÐS là quá dễ dãi: “Trên thế giới, không có nước nào được kinh doanh BÐS dễ dàng như ở nước ta. Vì vậy nên mới có chuyện nhà nhà kinh doanh, và thực chất không ít doanh nghiệp chỉ là 'mượn đầu heo nấu cháo'”.



    [/tomtat]
[chitiet]Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở ra đời nhằm thúc đẩy thị trường phát triển tốt hơn, lành mạnh hơn và tăng cường nguồn lực quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế sau thời gian áp dụng, hiệu quả của 2 bộ luật này lại chưa được như những gì mà những nhà làm luật và người dân mong đợi. 

Những bất cập của 2 bộ luật này cũng là nguyên nhân làm thị trường địa ốc kém minh bạch trong thời gian qua. Đó cũng là nội dung được mổ xẻ tại buổi họp giám sát của đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM về tình hình thực hiện Luật kinh doanh bất động sản và Luật nhà ở trên địa bàn thành phố vào hôm qua, ngày 6/9/2013.

Bất cập tạo nên sự bát nháo
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chính sách nhà ở và thị trường bất động sản TP. HCM, sau 8 năm triển khai thi hành Luật Nhà ở (năm 2005) và 7 năm thực hiện Luật Kinh doanh bất động sản (năm 2006), 2 bộ luật này đã góp phần tạo thuận lợi cho địa phương trong việc quản lý các vấn đề nhà đất, tạo hành lang pháp lý cho thị trường bất động sản vận hành và phát triển tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Ông Nguyễn Văn Danh – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, từ khi có 2 luật này, toàn thành phố đã phát triển được gần 52 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở, trung bình mỗi năm xây được 8,3 triệu m2. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố đã có hơn 4.200 doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh trên lĩnh vực BÐS. Ngoài ra, từ tháng 7/2007 đến nay, thành phố cũng cấp phép kinh doanh cho 83 dự án BÐS có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn 7,74 tỉ USD (chiếm 41% tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố).
Có thể thấy, qua những số liệu thống kê, thị trường bất động sản thành phố đã phát triển khá mạnh, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa với tốc độ tăng trung bình mỗi năm là hơn 1.000 ha.
Tuy vậy, điều đáng tiếc là mặc dù có những thành công nhất định, vẫn không thể che khuất được những mặt hạn chế rất nóng bỏng mà thực tiễn thị trường đang đặt ra. Rất  nhiều vấn đề bất cập liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thân của người dân mà 2 luật này chưa thể giải quyết được.
TS Trần Du Lịch – Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM đặt vấn đề thẳng thắn: “Tôi thấy tác động của luật này có vấn đề, rõ ràng chưa thể đi vào cuộc sống!”. Ông nhận định, với con số hơn 4.200 doanh nghiệp kinh doanh BÐS cho thấy điều kiện kinh doanh BÐS là quá dễ dãi: “Trên thế giới, không có nước nào được kinh doanh BÐS dễ dàng như ở nước ta. Vì vậy nên mới có chuyện nhà nhà kinh doanh, và thực chất không ít doanh nghiệp chỉ là 'mượn đầu heo nấu cháo'”.
Mặt khác, luật này còn một số hạn chế như chưa quy định rõ cơ chế giám sát, nhất là về tài chính đối với các doanh nghiệp dẫn đến nhiều dự án thi công kéo dài vì không đủ vốn thực hiện, dẫn đến thiệt hại cho người mua nhà. Ông Trần Du Lịch băn khoăn: “Vấn đề lớn nhất hiện nay là tại sao dự án kéo dài? Tức là lấy tiền của người mua để làm chuyện khác, dân góp để làm nhà, doanh nghiệp đi mua đất làm mất tiền, lấy đầu nọ lấp đầu kia. Luật quản lý không đúng chỗ, và đây là vấn đề nổi cộm”.
“Điều 39 Luật kinh doanh BĐS quy định về điều kiện huy động vốn, theo tôi  không nên quy định cứng trong luật bởi việc góp vốn bao nhiêu và góp như thế nào là thỏa thuận dân sự. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để chủ đầu tư sử dụng vốn góp của khách hàng đúng mục đích” – vị đại biểu này chia sẻ thêm.  
Bàn về Luật nhà ở hiện nay, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM cho biết, đang có 3 loại là nhà ở: thương mại, xã hội và công vụ, nhưng không có định nghĩa rõ ràng để xác định nhà nào thuộc loại nào mà chỉ mặc nhiên hiểu. Vì vậy, vừa qua khi triển khai gói hỗ trợ 30.000 tỷ của Chính phủ, các địa phương đã gặp vướng ở khái niệm thế nào là nhà ở xã hội.
Vị Tiến sĩ kinh tế chỉ ra rất nhiều quy định trong 2 luật nhà ở và kinh doanh BĐS có rất nhiều quy định thiếu khả thi. Chẳng hạn trong Luật Nhà ở quy định trích 30 - 50% nguồn thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư phát triển nhà ở xã hội. 
Hay như đại biểu HĐND TP.HCM Huỳnh Công Hùng nói: “Luật quy định công dân có quyền có nhà ở nhưng với thực tế hiện nay công nhân, người lao động có tích lũy đến 3 đời cũng không thể mua nổi nhà. Với hiện trạng như thế này thì làm sao đảm bảo được quyền công dân dân có quyền có nhà ở”. 
Luật chưa bảo vệ người mua nhà
Theo ông Lâm Nguyên Khôi – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP.HCM, quy định vốn chủ sở hữu khi triển khai dự án (15%-20% tổng mức đầu tư dự án) hiện chưa chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng hàng loạt công ty được thành lập nhưng năng lực về vốn rất yếu. Từ đó, các doanh nghiệp này thực hiện nhiều hoạt động huy động vốn không tuân thủ quy định pháp luật, gây bất ổn, xáo trộn thị trường.

Cụ thể, theo thống kê của sở này, hơn 70% doanh nghiệp kinh doanh BÐS có quy mô vốn nhỏ (dưới 10 tỉ đồng) và khó có khả năng thực hiện các dự án lớn nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng.
Về vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch nhận định thêm rằng, hiện có tình trạng nhiều Nghị định, thông tư đang đứng trên luật, bổ sung luật chứ không phải cụ thể luật. Như khoản 4, điều 9 Nghị định 71 quy định chủ đầu tư phải sử dụng vốn huy động vào đúng mục đích, nếu sai thì hợp đồng không có giá trị và xử lý theo quy định hiện hành. “Như thế này thì khỏe quá, giao tiền cho anh xong, 3 năm sau anh bảo làm sai rồi thông báo hủy hợp đồng. Nếu là tôi, tôi xin sẵn sàng hủy liền”, ông Lịch phân tích và cho biết đây là ví dụ rõ nét nhất cho việc Nghị định đang đứng trên Luật khiến cho Luật của Quốc hội trở nên vô nghĩa.
Bên cạnh đó, nhiều vụ mua bán thông qua công chứng một cách hẳn hoi, nhưng giấy tờ giả vẫn lọt qua cửa công chứng. Khi xảy ra sự cố thì Luật Kinh doanh BĐS cũng không quy định rõ cán bộ công chứng, cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hay tổ chức nào phải chịu trách nhiệm.
Do luật chưa quy định chặt chẽ nên người dân không thể an tâm khi mua nhà. Mặc dù có Luật Kinh doanh BĐS, nhưng tính an toàn trong giao dịch gần như không có, không cơ quan nào đảm bảo giao dịch an toàn cho người dân. Hàng loạt vụ tranh chấp xảy ra và người dân là những người nắm dao đằng lưỡi….
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]










[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Ngày 6-9, Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã lấy ý kiến các sở ngành, quận huyện, Hiệp hội Bất động sản TPHCM góp ý cho việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Nhiều nội dung không sát với thực tế của luật đã được đưa ra.



    [/tomtat]
[chitiet]Vướng nhất chuyện thuế!

Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM đã làm nóng hội nghị bằng nhận xét: vướng mắc lớn nhất hiện nay của thị trường bất động sản (BĐS) là tiền sử dụng đất (TSDĐ)!

Thống kê từ Cục Thuế TPHCM, hiện nay doanh nghiệp nợ TSDĐ hàng ngàn tỷ đồng, xuất phát từ quy định tính TSDĐ theo giá thị trường trong điều kiện bình thường. Điều đó dẫn đến doanh nghiệp làm BĐS nhưng giá thành lại là ẩn số, không tính được đầu ra, bởi phải đền bù, giải phóng mặt bằng xong rồi mới tính TSDĐ, lúc này mới biết được giá thành. Mặc khác, cách tính TSDĐ hiện nay chính là bắt doanh nghiệp phải mua đất hai lần, một lần trả cho người có đất, một lần trả cho thuế “theo giá thị trường”. “Tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS hiện nay chính là TSDĐ”, ông Nguyễn Đình Tấn quả quyết. 

Ông Trần Du Lịch, Phó đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM chất vấn: “7 mục đích tính TSDĐ theo quy định của luật hiện nay có sử dụng được mục đích nào không?”, “Chỉ áp dụng cho một mục đích duy nhất là thuế trước bạ”, ông Nguyễn Đình Tấn trả lời. “Nếu cho phép khấu trừ TSDĐ hết thì ngân sách không thu được gì?”, ông Trần Du Lịch hỏi. Tiếp lời, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, giải thích: “Cách tính trước đây, sau khi khấu trừ doanh nghiệp nộp cho ngân sách ít nhất 10%, còn nay mặc dù về lý thuyết có thể bằng không nhưng thực tế không phải vậy. Cơ bản người có đất không bị điều tiết địa tô (tức là người nhận bồi thường - PV), cũng như không đóng thuế thu nhập cá nhân, toàn bộ khoản này doanh nghiệp gánh”.

Một ý tưởng thống nhất được đề xuất: sẽ đền bù theo giá kỳ vọng của người có đất, sau đó nhà nước sẽ thu chênh lệch địa tô khoảng 20%-30%. Đề nghị tiếp theo của Hiệp hội BĐS TPHCM là bảng giá đất phải giữ ổn định ít nhất 5 năm để ổn định thị trường.
Một dự án chung cư mới tại quận 8 TPHCM. Ảnh: THANH TÂM
Nghị định đứng trên luật?

Hầu hết các đại biểu dự cuộc họp đều cho rằng có hiện tượng nghị định, thông tư hướng dẫn luật nhưng lại đứng trên luật, tức “sửa” luật.

Theo ông Trần Du Lịch, tất cả những nghị định liên quan đến lĩnh vực BĐS, nhà ở đều bổ sung, đứng trên luật chứ không phải triển khai luật, dưới luật. Như vậy luật Quốc hội đưa ra là vô nghĩa? Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, bổ sung: Luật Nhà ở không có quy định, nhưng nghị định lại bắt buộc những công trình xây dựng trong các khu đô thị phải xin phép xây dựng. Điều này quá vô lý vì thực tế những dự án này đã có quy hoạch 1/500 quy định chi tiết về độ cao, khoảng lùi cũng như mẫu nhà!

Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP, nhận xét, nghị định ngoài việc cao hơn luật còn thiếu tính ổn định. Sau khi có luật là một quãng thời gian ban hành nhiều nghị định bổ sung chồng chéo lẫn nhau, vận dụng hết sức khó, rối rắm. Do đó, ngoài sửa hai luật trên cần sửa một số luật khác liên quan đến BĐS và nhà ở, trong đó nên trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương, để phục vụ cho nhu cầu phát triển không gian đô thị, nhà nước bớt ôm đồm.

Một vấn đề khác là luật không bảo vệ được quyền lợi người mua BĐS. Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng, Luật Kinh doanh BĐS chưa bảo vệ được quyền lợi của người dân trong các giao dịch mua bán chuyển nhượng BĐS với chủ đầu tư. “Nhiều vấn đề quan trọng của thị trường BĐS bị bỏ ngỏ chưa quản lý hoặc có quá ít quy định pháp luật chi tiết để áp dụng như: vấn đề quản lý vốn đầu tư, vốn huy động từ khách hàng của chủ đầu tư… làm hạn chế vai trò chủ động của nhà nước trong việc quản lý thị trường, rất khó khăn để phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi đầu cơ bất ổn thị trường. Mục tiêu nắm bắt, kiểm soát thị trường cũng trở nên khó khăn hơn” - ông Nguyễn Văn Danh phân tích.
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]









[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có tham luận kiến nghị về việc sửa đổi luật nhà ở và luật kinh doanh bất động sản. Trong đó, đáng chú ý là việc kiến nghị bổ sung hình thức sở hữu nhà ở có thời hạn.



    [/tomtat]
[chitiet]Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền sở hữu nhà ở đã được xác định tại điều 4 Luật Nhà ở. Cụ thể liên quan đến loại hình sở hữu nhà ở có thời hạn, tại khoản 2 điều 13 đã nêu: “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở không còn hiệu lực pháp lý trong các trường hợp sau đây: “Nhà ở được xây dựng trên đất thuê đã hết thời hạn thuê đất mà không được gia hạn thuê tiếp hoặc không được chuyển sang hình thức giao đất để sử dụng ổn định lâu dài”.

Theo HoREA, chế định này đã hàm ý loại hình sở hữu nhà ở có thời hạn. Và với tình hình thị trường hiện nay việc ban hành chế định sở hữu nhà ở có thời hạn sẽ giúp thị trường bất động sản có thêm sản phẩm mới với giá hợp lý phù hợp với túi tiền người có thu nhập thấp đô thị. Đặc biệt sẽ giúp bảo vệ lợi ích chính đáng của cả bên bán và bên mua nhà.

Hiện trên thị trường đã tồn tại các sản phẩm bất động sản loại hình sở hữu có thời hạn. Cụ thể, tại TP.HCM, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành đang có giao dịch loại căn hộ cho thuê 15 năm với giá trọn gói 240 triệu đồng và loại căn hộ cho thuê 49 năm với giá 350 triệu đồng. Công ty Lê Thành cũng khẳng định sẵn sàng chuyển loại căn hộ cho thuê có thời hạn này sang loại hình sở hữu căn hộ có thời hạn để bán cho người có nhu cầu.

Tương tự, Công ty CP Bất động sản Kinh Đô cũng đang lập dự án thuê đất để xây dựng chung cư bán căn hộ sở hữu có thời hạn cho người tiêu dùng…

Tác giả: Đình Dân

[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]









[giaban][/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]

Nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tới đây sẽ tăng cường kiểm soát chủ đầu tư sử dụng vốn huy động sai mục đích.




    [/tomtat]
[chitiet]
CôngThương - Giúp khách mua nhà không “cầm dao đằng lưỡi”
Không chỉ vướng ở các dự án bị “đóng băng”, thị trường bất động sản (BĐS) thời gian qua luôn “nóng” bởi nhiều vụ lùm xùm: Hàng loạt dự án bị kiện cáo do chậm tiến độ, thậm chí chủ đầu tư ôm tiền biến mất như với dự án Tricon Tower (khu đô thị Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội), Usilk City (Hà Đông, Hà Nội)... Trường hợp khác, hàng chục nhà đầu tư “sập bẫy” lâm vào cảnh khốn đốn khi bỏ tiền tỷ ra mua căn hộ tại chung cư số 83 Ngọc Hồi (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mà không hề biết rằng, đây là dự án chưa được cấp phép... Trong tất cả các trường hợp này, khách hàng đều là người “cầm dao đằng lưỡi”. Các dự án xây dựng căn hộ vẫn thường dùng từ “góp vốn”, nhưng thực chất đó là kiểu bán nhà trên giấy bằng cách huy động vốn từ chính người mua, rủi ro rất cao.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS đều chưa có quy định để điều tiết khiến thị trường phát triển chưa ổn định, năng lực chủ đầu tư yếu, nhiều dự án chậm tiến độ, để đất hoang hóa; cung - cầu BĐS mất cân đối, thiếu nguồn cung, quy mô vừa và nhỏ, giá thấp để phục vụ nhu cầu của số đông người dân, trong khi lại thừa, tồn kho căn hộ cao cấp… Vì thế, việc xây dựng 2 dự án luật sửa đổi nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các nội dung của 2 luật trên cho phù hợp với thực tế hiện nay, và điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh trong cuộc sống.
Trong Luật Nhà ở sửa đổi có quy định cụ thể về trách nhiệm của địa phương trong việc xác định các nhu cầu về nhà ở cho từng loại đối tượng, hạn chế tối đa việc phát triển nhà ở theo phong trào; quy định chặt chẽ về thủ tục, điều kiện giao dịch mua, bán nhà ở thương mại của các chủ đầu tư dự án để hạn chế các rủi ro cho người mua nhà, gắn trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc bảo lãnh các giao dịch nhà ở cho khách hàng, bảo đảm huy động vốn cho phát triển nhà ở phải đúng mục đích để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà

Tăng trách nhiệm của chủ đầu tư
Nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn thị trường BĐS, Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi quy định: Tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh bất động sản phải có số vốn pháp định tối thiểu là 20 tỷ đồng. Cùng đó, chứng chỉ về môi giới, định giá BĐS phải được cấp chặt chẽ hơn, do cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ sát hạch (kiểm tra) để các dịch vụ này ngày càng chuyên nghiệp...
Ngoài ra, quyền sử dụng đất của tòa nhà cũng hướng tới sự thống nhất giữa các chủ sở hữu căn hộ với các chủ sở hữu các diện tích nhà khác. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha thì chủ đầu tư phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của từng dự án. Đây phải là vốn thực có và phải được kiểm toán độc lập xác nhận.
Đặc biệt, dự thảo luật sửa đổi chú trọng đến trách nhiệm của chủ đầu tư đối với tiền ứng trước của khách hàng khi bán, cho thuê, cho thuê mua BĐS hình thành trong tương lai để tránh tình trạng chiếm dụng vốn của khách hàng sử dụng sai mục đích.
Hoàng Hải
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]








[giaban]3,000,000[/giaban]
[motangan][/motangan]
[tomtat]
Mã số tin: 128
Loại bất động sàn: Nhà phố
Tình trạng pháp lý: Sổ hồng
Diện tích khuôn viên: 6m x 9m
Diện tích sử dụng: 0m2
Đường trước nhà: 0m
Tình trạng nhà: Mới
Số lầu: 3
Số WC: 0
Số phòng: 0
Hướng: Đông Bắc

Loại bất động sàn: Nhà phố
Tình trạng nhà: Mới
An toàn, an ninh:Tốt
Tình trạng pháp lý: Sổ hồng
Số lầu:3
Khu vực: Dân trí cao
Diện tích khuôn viên: 6m x 9m
Số WC: 4
Tiện nghi:chợ, trường học
Diện tích sử dụng: 0m2
Số phòng: 6
Không gian:Tốt
Đường trước nhà: 5m
Hướng: Đông Bắc
Thương lượng: 
    [/tomtat]
[chitiet]MÔ TẢ THÊM THÔNG TIN
Cần vốn bán gấp nhà Nguyễn Xí, Phường 13, Q.Bình Thạnh: 6 x 9; 1T + 3L, nhà mới đẹp vào ở ngay. Khu dân cư ổn định, gần trường, chợ,…Hẻm xe hơi 5m. Sổ hồng chính chủ 
Giá: 3tỷ     Diện tích: Không xác định     Quận/Huyện: Hồ Chí Minh
Giá: 3 tỷ (Thương lượng)
LH: 09345.301.99 or 0976.38.38.31( C.Thịnh)
Chuyên viên tư vấn
[/chitiet]

[video] Code video về sản phẩm mà bạn muốn nhúng [/video]



Lên đầu trang Đầu trang